Tổng Quan Về Thiết Bị Đo Lưu Lượng

692
2717

INO tự tin mang đến cho bạn giải pháp tư vấn kỹ thuật và giải pháp chi phí mua sắm về các đại lượng Lưu Lượng-Áp Suất-Nhiệt Độ-Mức… để mang lại lợi ích cho khách hàng.

Video trên đây là giới thiệu tổng quan về các loại thiết bị đo lưu lượng của các hãng, giới thiệu về giải pháp tích hợp truyền dữ liệu đi xa, giới thiệu về giải pháp kinh tế cho bất kỳ trường hợp cụ thể tùy theo ngân sách mua sắm của khách hàng.


Giới thiệu phương pháp đo lưu lượng hiện nay trong công nghiệp:
+ Đo lưu lượng thể tích (Volumetric Flow-rate)

– Đo lưu lưu lượng theo nguyên lý chênh áp.
Đây là nguyên lý đo được sử dụng rộng rãi nhất trong các ngành công nghiệp.Nguyên lý đo này dựa trên phương trình tính lưu lượng thể tích, người ta sẽ sử dụng các thiết bị tạo chênh áp bằng cách thay đổi tiết diện ngang của ống (theo hướng nhỏ lại) như: Tấm Orifice,Venturi and flow tube, Pilot tube, Elbow meters, Flow nozzle

– Đo lưu lượng theo nguyên lý turbine.
Thiết bị đo lưu lượng theo nguyên lý Turbine khi yêu cầu có độ chính xác và độ thích ứng cao. Và sử dụng khi lưu chất bao gồm nhiều hỗn hợp pha trộn với nhau. Nguyên lý đo này được mô tả như sau: Khi lưu chất đi qua thiết bị đo nó sẽ làm quay cánh turbine, Lưu lượng càng lớn thì tốc độ càng cao. Sẽ có một phần cảm ứng để cảm nhận tốc độ quay của cánh turbine và cho ra các xung điện tương ứng. Số lượng các xung trong một đơn vị thời gian sẽ xác định lưu lượng của lưu chất

– Đo lưu lượng theo nguyên lý điện từ.
Theo định luật cảm ứng điện từ của Faraday, sẽ xuất hiện điện áp cảm ứng khi dây dẫn chuyển động trong trường điện từ.Trong nguyên lý đo điện từ thì dòng chảy trung bình chính là sự chuyển động của dây dẫn.Điện áp cảm ứng tỉ lệ với vận tốc của lưu lượng dòng chảy và được đưa đến bộ khuếch đại thông qua 2 điên cực đo.

– Đo lưu lượng theo nguyên lý Vortex.
Nguyên lý đo này cũng được sử dụng đối với lưu chất là lỏng, hơi hoặc khí. Nguyên lý đo này được mô tả như sau: Người ta sử dụng một thiết bị dạng hình côn (Bluff Body of Vortex Shedder) đặt vuông góc và chắn giữa dòng chảy. Khi lưu chất gặp thiết bị này nó sẽ hình thành các điểm xoáy Vortex ở phía hạ nguồn, lưu lượng càng lớn thì các điểm xoáy này càng nhiều.

– Đo lưu lượng theo nguyên lý siêu âm (ultrasonics)
Đây là phương pháp sử dụng nguyên lý sóng siêu âm, có thể có 2 phương pháp đo:
Đo độ chênh lệch tần số siêu âm, gọi là Doppler frequency shift
Đô chênh lệch thời gian – Difference in transit times
Thiết bị đo này có 1 bộ cảm biến gồm máy phát sóng siêu âm và thu sóng siêu âm

+ Đo lưu lượng khối lượng (Mass Flow-rate):

– Đo lưu lượng theo nguyên lý gia nhiệt.
Nguyên lý đo này thường được dùng trong các hệ thống dầu tuần hoàn của các hệ thống máy công suất lớn. Có hai hình thức:
Đặt một lượng nhiệt nhất định vào dòng lưu chất và đo sự suy giảm lượng nhiệt ấy qua hai điểm. Đặt một nguồn nhiệt vào lưu chất sao cho sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai điểm là không đổi. Về cấu tạo thì nguyên lý đo nầy cần tối thiểu là 2 TE – Thermal Element. Một trong hai cái sẽ dùng để đo nhiệt độ của dòng lưu chất trước khi gia nhiệt và cái còn lại đo nhiệt độ của dòng lưu chất sau khi gia nhiệt. Như vậy, cho dù nhiệt độ của dòng lưu chất trước khi đo có thay đổi thì kết quả đo vẫn bảo đảm độ chính xác cần thiết. Kết quả đo của 2 TE sẽ được xử lý và thiết bị đo sẽ cho ra kết quả là tín hiệu điện (4 – 20mA, 1 – 5V…) tỉ lệ với lưu lượng của lưu chất.

– Đo lưu lượng theo nguyên lý Coriolis.
Nguyên lý Coriolis dựa trên sự biến đổi dòng chảy khi bị lực tác động ngang. Giả sử như khi chạy xe gắn máy tốc độ thấp, thì lực gió thổi ngang sẽ làm cho bị chệch tay lái một ít, nhưng là chệch ở rất gần điểm bị gió thổi. Còn nếu chạy với tốc độ cao hơn, sẽ bị lệch hướng ở một vị trí xa hơn một chút. Nếu xe nhẹ thì sẽ bị lệch gần như tức thời, nhưng nếu xe nặng sẽ bị lệch trễ hơn. Như vậy độ lệch hướng và thời gian trễ của chiếc xe sẽ tùy thuộc vào tốc độ di chuyển của xe và khối lượng quán tính của xe.
Tương tự nếu ta cho một dòng chảy đi vào một hệ thống đường ống đang xoay, dòng chảy đó sẽ bị lệch đi tùy thuộc vào tốc độ quay của đường ống, tốc độ của dòng chảy, và khối lượng của nó. Hiện tượng này gọi là hiệu ứng Coriolis.