Hướng dẫn kiểm tra, hiệu chuẩn thiết bị đo áp suất

2
422
Việc hiệu chuẩn một thiết bị áp suất như: đồng hồ đo áp suất (pressure gauge), pressure transmitter,…thì cần tuân theo những tiêu chuẩn, quy trình hiệu chuẩn của nhà sản xuất, cũng như phòng hiệu chuẩn, đo lường quốc gia,…
Ở Việt Nam thì thường tuân theo tiêu chuẩn 76:2001 của Cục Đo lường Việt Nam. Theo tiêu chuẩn này thì có một số nguyên tắc cần tuần thủ như:

1. Môi trường hiệu chuẩn phải đảm bảo:

– Nhiệt độ môi trường: khoảng từ 18 đến 25oC
– Độ ẩm không nhỏ hơn 80%RH
– Phòng hiệu chuẩn phải thoáng khí, không có bụi, không bị đốt nóng từ một phía, tránh chấn động và va chạm.
=> Thông thường khi hiệu chuẩn một thiết bị nào đó thì thường được tiến hành trong phòng Lab, được kiểm soát chặt chẽ về nhiệt độ, đổ ẩm,…trước và sau khi hiệu chuẩn, để đảm bảo kết quả đo luôn chính xác, không bị tác động từ môi trường.

2. Yêu cầu về thiết bị:

– Thiết bị cần dùng để làm chuẩn, đối chiếu khi hiệu chuẩn (ở đây chúng tôi sử dụng thiết bị hiệu chuẩn áp suất Calys 80P) phải có độ chính xác và dải đo cao hơn và sai số thấp hơn thiết bị cần được hiệu chuẩn (ở đây chúng tôi dùng pressure transmitter của Aplisen-Poland)
– Hệ thống tạo áp phải tạo được áp suất không nhỏ hơn dưới hạn đo của thiết bị cần được hiệu chuẩn, hệ thống phải kín, tăng giảm áp đều đặn,…
– Thang đo, đơn vị đo của thiết bị chuẩn và thiết bị cần hiệu chuẩn phải đồng nhất.
Các bước tiến hành cơ bản của một quá trình hiệu chuẩn thiết bị áp suất:

1. Chuẩn bị cho bơm tạo áp:

Vì đây là loại bơm tạo áp cầm tay dạng thủy lực, nên ta cần đổ nước vào bên trong bơm, đến giới hạn đã được quy định và ghi chú rõ trên bơm.

2. Kết nối hệ thống tạo áp với thiết bị chuẩn và thiết bị cẩn hiệu chuẩn:

Ở đây chúng tôi dùng bơm tạo áp bằng tay dạng thủy lực có thể tạo áp suất lên đến 700 bar.
 
Thiết bị chuẩn là Calys 80P-AOIP
Thiết bị cần hiệu chuẩn là pressure transmitter-Aplisens. 
Áp suất được tạo ra từ bơm tạo áp sẽ được kết nối với Calys 80P và Pressure transmitter như hình:
* Lưu ý: vì ngõ ra kết nối của các thiết bị này là khác nhau (khác nhau về process connection size) vì vậy ta cần chọn loại adapter chuyển đổi cho phù hợp để hệ thống luôn kín, không bị rò rỉ.

3. Sử dụng bơm tạo áp cầm tay để tiến hành tăng hoặc giảm áp suất

Sau đó chúng ta so sánh kết quả hiển thị giữa thiết bị chuẩn và thiết bị cần được hiệu chuẩn (đảm bảo rằng cả 2 thiết bị đã cùng đơn vị đo)
Khi tăng áp suất đến: 4bar
 Kết quả trên thiết bị chuẩn Calys 80P:
 
 Kết quả trên thiết bị cần hiệu chuẩn pressure transmitter:
Khi giảm áp suất đến: 2bar
Kết quả trên thiết bị chuẩn Calys 80P:
Kết quả trên thiết bị cần hiệu chuẩn pressure transmitter:
Và khi xả bơm, giảm áp suất về 0:
Kết quả trên thiết bị chuẩn Calys 80P:
 Kết quả trên thiết bị cần hiệu chuẩn pressure transmitter:
Tùy theo mỗi tiêu chuẩn và quy trình hiệu chuẩn khác nhau mà quy đinh sai lệch giữa 2 thiết bị là bao nhiêu thì chấp nhận được thiết bị đó vẫn hoạt động bình thương, sai lệch bao nhiêu thì thiết bị hoạt động sai, cần được kiểm tra, sửa chữa lại.

Chúc các bạn thành công!!!